Thủ tục nhập khẩu xe nâng như thế nào? Quy trình làm thủ tục hải quan xe nâng có khó không? Mời các bạn cùng Giao Nhận Hàng Hóa cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tra mã hs xe nâng và thuế nhập khẩu xe nâng
Kiểm tra mã xe nâng là bước công việc đầu tiên khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng. Xác định được mã hs sẽ giúp quý vị định hình được những bước công việc phải làm.

Mã hs cũng giúp nhà nhập khẩu xác định được thuế nhập khẩu xe nâng, những chính sách nhập khẩu xe nâng cho loại xe mà quý vị đang nhập.
Mã hs xe nâng gồm những mã sau đây:
Mô tả | Mã hs | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế GTGT (10%) |
Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện Vd: xe nâng điện | 84271000 | 0 | 10 |
Xe tự hành khác Vd: xe nâng thang tự hành, chủ yếu là nâng người | 84272000 | 0 | 10 |
Các loại xe khác Ví dụ: Xe nâng dầu, xe nâng tay | 84279000 | 0 | 10 |
Theo những mã hs xe nâng trên đây thì thuế nhập khẩu xe nâng là 0%. Thuế GTGT nhập khẩu của xe nâng là 10%. Để xác định được số thuế nhập khẩu quý vị tính theo công thức phía dưới đây:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Chính sách nhập khẩu xe nâng
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tại Việt Nam được quy định theo các văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
- Thông tư 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015
- Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 6/12/2016
- Công văn số 5662/BGTVT-KHCN 30/05/2018
- Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018
- Công văn 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019
- Công văn 7391/TCHQ-GSQL ngày 20/11/2020
- QCVN 22:2010/BGTVT
- QCVN 13:2011/BGTVT
- TCVN 4244:2005
Từ những văn bản quy phạm pháp luật ở trên quý vị có thể thấy mặt hàng xe nâng thuộc diện phải kiểm tra chất lượng Thuộc quản lý của bộ GTVT. Đối với xe nâng đã qua sử dụng (xe nâng cũ), thì phải có tuổi của xe nâng chưa quá 10 năm.
Khi kiểm tra chất lượng xe nâng thì sẽ có hai yếu tố đó là: Kiểm tra an toàn và kiểm tra bảo vệ môi trường (nồng độ khí thải) đối với xe nâng dầu, xe nâng điện. Đối với xe nâng tay thì chỉ kiểm tra an toàn.
Bộ hồ sơ nhập khẩu xe nâng
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng gồm những chứng từ sau đây:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
- Catalog (nếu có)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.
Khi làm thủ tục nhập xe nâng, nếu muốn nhập khẩu đơn thuần thì chỉ cần làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu trước. Nếu muốn đưa vào sử dụng và lưu thông thì làm thêm đăng kiểm đối với xe nâng có động cơ.
Quy trình thủ tục nhập khẩu xe nâng
Các bước nhập khẩu xe nâng sẽ tiến hành như nhập khẩu một lô hàng bình thường. Quý vị có thể xem chi tiết các bước thông quan hàng hóa nhập khẩu theo link đính kèm.
Khi kiểm tra chất lượng xe nâng thì được chia ra làm hai loại: Xe nâng có động cơ và xe nâng tay.
Đăng kiểm đối với xe nâng có gắn động cơ gồm những bước sau:
B1: Đăng ký bộ hồ sơ online trên hệ thống một cửa quốc gia
B2: Mang hồ sơ giấy qua cục đăng kiểm đăng ký.
B3: Kiểm tra thực tế hàng hóa tại cảng đối với xe nâng đã qua sử dụng. Xe nâng mới có thể mang về kho bảo quản và bổ sung sau.
B4: Chờ đợi nhận kết quả phản hồi
B5. Nếu có chứng thư thì submit lên hệ thống một cửa là hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe nâng.
Đối với xe nâng tay thì chỉ cần kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Bộ hồ sơ đơn giảm hơn. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng
Khi làm thủ tục nhập xe nâng có những lưu ý sau đây:
- Xe nâng cũ dưới 10 năm không được nhập khẩu theo quy định
- Xe nâng cũ đã bị can thiệp bằng việc đục số, lắp ráp từ nhiều xe nâng khác nhau thì cấm nhập khẩu.
- Có thể mang hàng về bảo quản khi làm thủ tục hải quan
- Phải nộp thuế mới được thông quan hàng hóa
- Xe nâng có động cơ phải làm đăng kiểm
- Xe nâng tay chỉ cần làm kiểm tra chất lượng
Còn rất nhiều lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng nữa. Tuy nhiên, chúng tôi không đề cập ở đây, nếu quý vị thấy cần bổ sung thêm thông tin gì. Vui lòng góp ý cho chúng tôi qua hotline hoặc hotmail.
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tay, Thủ tục nhập khẩu xe nâng điện theo quy định hiện hành như thế nào? Quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện gồm các bước nào?
Xe nâng điện, xe xúc là những cỗ máy, những phương tiện không thể thiếu trong các nhà kho, công xưởng, đặc biệt là kho hàng trong ngành logistics. Với những ưu điểm như bền bỉ, hoạt động với hiệu suất cao, các dòng xe nhập khẩu đang được rất nhiều doanh nghiệp, chủ kho quan tâm. Vậy thủ tục thông quan mặt hàng này như thế nào? Đơn vị nào làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu uy tín, giá rẻ? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện uy tín
Hỗ trợ làm thủ tục xuất nhập khẩu xe nâng xe đúc.
Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe xúc.
Chính sách nhập khẩu xe nâng, xe xúc
Xe nâng điện, máy xúc có bị cấm nhập khẩu không?
Nội dung Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013 đã nêu rõ: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý, Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 lại quy định rằng những dòng nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng, có độ tuổi 10 năm từ ngày sản xuất sẽ không được phép nhập khẩu nữa và nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Bên cạnh đó, những dòng xe xúc, xe cẩu hay xe nâng dù là hàng cũ hay hàng mới nhưng số máy, số khung đã bị chỉnh sửa hoặc dập lại thì cũng nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu. Điều này đã được quy định rõ trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP .
Nhập khẩu xe nâng có phải đăng ký kiểm tra chất lượng không?
Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (Thông tư 41) thì mặt hàng xe nâng mã HS 84.27, thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, phải chứng nhận đăng kí thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
Theo quy định tại mục VII.71 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41, mặt hàng xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng (không tham gia giao thông đường bộ), mã HS 84.27, thuộc trường hợp phải chứng nhận đăng kí đăng kiểm hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra chất lượng sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.
Tổng cục Hải quan cũng cho biết, trước đó Bộ Giao thông vận tải đã có công văn số 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019 trả lời các vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có vướng mắc liên quan đến mặt hàng xe nâng.
Theo đó, công văn số 10988/BGTVT KHCN đã được hướng dẫn: “Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản giao nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xe nâng (không phân biệt mục đích sử dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu”.
– Trích haiquanonline.com.vn –
HS code và chính sách thuế nhập khẩu xe nâng
Trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, doanh nghiệp cần tra cứu chính xác mã HS code của dòng sản phẩm mà mình nhập khẩu. Dựa vào công suất, tính chất, cấu tạo và mục đích sử dụng, các mặt hàng sẽ được chia thành nhiều nhóm khác nhau ứng với các mã HS code riêng. Mỗi mã HS code sẽ được áp dụng chính sách thông quan và nghĩa vụ đóng thuế riêng biệt. Mà các doanh nhiệp nhập khẩu xe nâng khi khi làm thủ tục hải quan cần chú ý.
HS Code mặt hàng xe nâng điện, xe xúc nhập khẩu là:
Nhóm 8427 | |
84271000 | HS code của xe tự hành có động cơ vận hành bằng motor điện |
84272000 | HS code của các loại xe tự hành khác |
84279000 | HS code của các dòng xe khác |
84279090 | HS code xe nâng tay |
Về nghĩa vụ đóng thuế, căn cứ vào chính sách hiện hành, các mức thuế áp lên mặt hàng xe nâng này đó là:
- Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu xe nâng. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần báo giá dịch vụ nhập khẩu xe nâng hãy gọi ngay hotline của chúng tôi nhé!